Câu chuyện giới hạn độ tuổi khán giả xem phim tại Việt Nam đang là một trò cười chảy ra nước mắt.
Gần đây, thông tin về cảnh nóng "gây sốc" của Hansel & Gretel: Witch Hunters đã nhận được nhiều phản hồi thiếu tích cực từ cộng đồng mạng. Vân Shi – “cô bé trà sữa” đại diện lên tiếng về việc này
Xem thêm: http://xemphimhanquoc.blogspot.com/2013/05/lam-y-than-lo-canh-tren-giuong-sieu.html
Trên thực tế, vấn đề nhức nhối này không thuộc “lỗi” của các khách mời mà nằm ở giới hạn tuổi NC16 (trên 16 tuổi) “giời ơi đất hỡi” được dán trên mỗi poster phim. Có 3 hiểu lầm nghiêm trọng ở vấn đề nóng hổi này.
1. NC16 – Con số ảo ở thị trường phim ảnh Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các phim ngoại được nhập về thị trường Việt Nam đến từ kinh đô điện ảnh Hollywood, các phim bị gắn mác NC16 chủ yếu thuộc mảng này. Tuy nhiên tại Mỹ, rating phim ảnh là một đánh giá "tương đối" khách quan do MPAA (Motion Picture Association of America) – Hiệp hội Điện Ảnh Hoa Kỳ kiểm duyệt. Theo đó, giới hạn tuổi hay rating của 1 bộ phim được phân loại như sau:
- G (General Audiences) – Phim dành cho mọi lứa tuổi
- PG (Parental Guidance Suggested) – Phim có thể có một số chi tiết (hình ảnh, từ ngữ) không phù hợp với trẻ nhỏ. Bố mẹ cần cân nhắc khi cho con cái xem phim.
- PG-13 (Parents Strongly Cautioned) – Phim có một số chi tiết không phù hợp với trẻ dưới 13 tuổi.
- R (Restricted) – Thanh thiếu niên dưới 17 tuổi không được xem phim nếu không có sự đồng ý của người lớn.
- NC-17 (No One 17 and Under Admitted) – Phim hoàn toàn không dành cho khán giả dưới 17 tuổi.
Các mức rating ở trên là trường hợp thường gặp và được đông đảo công chúng yêu điện ảnh trên toàn thế giới sử dụng như một cột mốc chính quy. Vài quốc gia khác trên thế giới còn có thêm các mức giới hạn tuổi 15, 16 và 18.
Trở lại với thị trường Việt Nam, việc đánh giá hạn mức tuổi của một bộ phim hiện nay không được bất cứ cơ quan chuyên môn nào đứng ra đảm nhận. Cái mốc “trên 16 tuổi” dán ở các poster phim ngoài rạp thường có những sai lệch vô cùng “đáng sợ”.
Thực tế là các tác phẩm ngoại nhập về phát hành tại Việt Nam xưa nay, chưa khi nào chúng bị MPAA cộp mác NC-17. Tất cả chỉ dừng lại ở rating R. Vì vậy, NC16 tại Việt Nam có thể coi là một tên gọi khác cho rating R của Mỹ.
Nếu đã xem Parental Guidance (Khi cháu là siêu quậy) bạn sẽ dễ dàng hiểu rating R có ý nghĩa như thế nào. Saw là một phim kinh dị điển hình cho hạng R - và cậu nhóc nhỏ nhất nhà Simmons đã tìm mọi cách để xin phép bố mẹ, sau đó là ông ngoại đồng ý cho xem phim này. Rating R cũng chính là hạn mức tuổi nguyên thủy của Hansel & Gretel: Witch Hunters. Bởi vậy, một cô bé chưa đủ 16 tuổi vẫn có quyền được xem phim nếu có người lớn giám sát (và buổi họp báo phim thì có rất nhiều người lớn!).
Nếu đã xem Parental Guidance (Khi cháu là siêu quậy) bạn sẽ dễ dàng hiểu rating R có ý nghĩa như thế nào. Saw là một phim kinh dị điển hình cho hạng R - và cậu nhóc nhỏ nhất nhà Simmons đã tìm mọi cách để xin phép bố mẹ, sau đó là ông ngoại đồng ý cho xem phim này. Rating R cũng chính là hạn mức tuổi nguyên thủy của Hansel & Gretel: Witch Hunters. Bởi vậy, một cô bé chưa đủ 16 tuổi vẫn có quyền được xem phim nếu có người lớn giám sát (và buổi họp báo phim thì có rất nhiều người lớn!).
Trong trường hợp cá biệt, một bộ phim khi về đến Việt Nam sẽ bị nâng hạng rating. Ví dụ điển hình gần đây là Mama (Mẹ Ma). Tác phẩm này có rating gốc là PG-13. Nhiều khán giả đã thưởng thức phim cũng nhận định rằng Mama thuộc dòng phim kỳ bí/kịch tính (thriller/drama) chứ không phải kinh dị (horror). Tuy nhiên, poster phim Mẹ Ma tại các rạp chiếu Việt cũng bị cộp mác NC16 rất khó hiểu.
2. Giới hạn tuổi không chỉ áp dụng cho các phim có cảnh nóng
Ở các quốc gia có nền điện ảnh tiến bộ, phân loại phim ảnh theo giới hạn tuổi là một cách đánh giá giúp khán giả lựa chọn được tác phẩm phù hợp cho bản thân mình.
Theo đó, không phải chỉ các cảnh nóng trần trụi mới là yếu tố khiến Hiệp hội Điện ảnh nâng tuổi người xem cho 1 bộ phim. Các yếu tố bạo lực đẫm máu hoặc tâm lý nặng nề, đòi hỏi khán giả phải có kinh nghiệm đời để cảm và hiểu tác phẩm cũng đều bị cộp tuổi giới hạn – mức rating R.
Các ví dụ kinh điển như: phim hành động The Expendables, phim tâm lý đấu trí Shutter Island, Inglourious Basterds hay thậm chí là phim đề tài bệnh tật nhẹ nhàng như 50/50
… dù không khai thác cảnh nóng cũng có mức giới hạn tuổi là R.
Vì vậy, NC16 ở Việt Nam - tương đương với rating R của Mỹ - không ám chỉ các phim có cảnh quay trần trụi. Với Hansel & Gretel: Witch Hunters, yếu tố lộ ngực chỉ là 1 phần của việc giới hạn tuổi. Việc phim có đầy rẫy những cảnh hành động đẫm máu mới là yếu tố chính cảnh báo khán giả xem phim.
3. Cảnh nóng của “Hansel & Gretel” gây sốc bởi nó không-bị-cắt
Từ xưa đến nay, các phim Mỹ có rating R, khi công chiếu tại Việt Nam thường bị cắt bỏ những cảnh quá nóng hoặc quá tàn nhẫn. Tuy nhiên, trong một vài tháng trở lại đây, có khá nhiều phim rating R được giữ nguyên vẹn các cảnh quay máu lửa đó.
Trường hợp gây bất ngờ đầu tiên là The Expendables 2 (Biệt đội đánh thuê 2) ra mắt vào tháng 9 năm ngoái. Tiết lộ của hãng phát hành về việc phim không bị cắt xén từng gây ấn tượng mạnh bởi phim này có không ít chi tiết hành động đẫm máu.
Đến Hansel & Gretel: Witch Hunters (Thợ săn phù thủy), việc giữ lại cảnh quay lộ ngực đủ sức tạo nên cú sốc với bất cứ một khán giả nào. Chi tiết trần trụi như vậy được chiếu công khai tại các rạp phim toàn quốc không phải là chuyện “thường ngày ở huyện”, mà thật sự là bước đột phá của khâu kiểm duyệt phim tại Việt Nam.
Nix – một reviewer 24 tuổi có mặt tại buổi họp báo ra mắt phim kể trên nhận định: “Cảm giác “bị sốc” vì màn lộ ngực trần trụi trong Hansel & Gretel cũng đến với chính tôi và bạn nam đồng hành cùng tôi. Đó là bởi vì chúng tôi không thể tin một cảnh phim như vậy lại được duyệt chiếu công khai trên màn ảnh rộng. Tất nhiên, chúng tôi đánh giá việc không cắt xén một tác phẩm điện ảnh như vậy là sự tiến bộ vượt bậc của hệ thống duyệt phim Việt Nam, trong thời buổi nên làm và cần phải làm việc gỡ bỏ các giới hạn kiểm duyệt. Hoặc giữ nguyên vẹn bộ phim gốc, hoặc hoàn toàn từ chối công chiếu một sản phẩm bị biên tập bỏ bớt các cảnh nhạy cảm, như trường hợp của The Girl with Dragon Tattoo. Đó là phiếu bầu của chúng tôi”.
Với những lý do kể trên, vụ lùm xùm về "cảnh nóng trong phim có giới hạn tuổi trên 16" vừa qua chỉ là hiểu lầm không đáng có. Tuy vậy, NC16 không phải là một cảnh báo mà các khán giả nên coi thường. Dù ít dù nhiều, người xem cũng nên cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ bất cứ bộ phim nào bị cộp mác “trên 16 tuổi” tại Việt Nam. Hãy giữ cho bản thân mình được đánh giá là một khán giả thông minh!
Tag: sex
Tag: sex
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét